Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo

PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG: DI SẢN PHÁP TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Những công trình kiến trúc của Pháp luôn tỏa sáng với vẻ đẹp vượt thời gian. Đặc biệt là những thiết kế phong cách Indochine. Trong thời hiện đại, dù không còn quá thịnh hành. Nhưng nó vẫn luôn nổi bật trong vẻ đẹp của niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của thiết kế Pháp. Hãy cùng AB Concept tìm hiểu về phong cách kiến trúc Indochine ở bài viết bên dưới.

 Phong cách Đông Dương thể hiện qua rõ nhất qua kỹ thuật xây dựng, vật liệu (Ảnh: Sưu tầm)

Nguồn gốc của phong cách Đông Dương 

Phong cách Đông Dương hay còn gọi là Indochine xuất hiện từ đầu những năm thế kỷ XX. Đây cũng là giai đoạn thực dân Pháp bắt đầu có những động thái cản cách thẩm mỹ kiến trúc. Nhằm tạo nên mối quan hệ thân thiện hơn với dân cư bản địa. Kiến trúc sư Ernest Hébrard khởi xướng là người khởi xướng cho trào lưu này. 

Nhà hát lớn là một trong những kiến trúc tiêu biểu của phong cách Đông Dương (Ảnh: Sưu tầm)

Phong cách Chiết trung ở Châu Âu có sự ảnh hưởng lớn đến lối thiết kế theo phong cách Đông Dương. Mặc dù vậy, những kiến trúc mang hơi thở Đông Dương vẫn luôn toát lên tinh thần riêng. Qua thời gian, nó đã được các kiến trúc sư Việt Nam phát triển như là sự tiếp nối trên bước đường nghệ thuật dân tộc. 

Những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, nước Pháp đã yếu thế trên thuộc địa Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Để lấy lòng người Việt, các Kiến trúc sư Pháp giảng dạy trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm phương án thiết kế thân thiện với bản địa hơn. 

Đặc trưng của phong cách Đông Dương

Đặc trưng của phong cách này là sự kết hợp hình thức kiến trúc cổ điển Pháp với vật liệu, văn hóa bản địa của Đông Dương trước (Lào, Campuchia, Việt Nam). Đó là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và mỹ thuật Châu Âu với truyền thống thẩm mỹ và tập quán sinh hoạt của Việt Nam. 

Những chi tiết decor được lựa chọn cẩn thận để diễn tả được tinh thần hoài cổ và truyền thống Á Đông (Ảnh: Sưu tầm)

Phong cách Đông Dương được nhận biết qua kỹ thuật xây dựng, giải pháp kiến trúc,vật liệu. Hầu hết là vật liệu mang tính địa phương nhưng được cải biến về phương pháp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng… Bạn sẽ nhìn thấy nó rất quen thuộc, có chút gì đó rất Châu Âu. Để phù hợp với khí hậu Việt Nam cũng như thân thuộc với dân cư bản địa hơn. Nên phong cách này đề cao sự thông thoáng, cách nhiệt. Nét thẩm mỹ độc đáo đó ngày nay đã trở thành một trong những giá trị lịch sử và mỹ thuật. Đó cũng là đặc trưng không thể thiếu khi nhắc tới kiến trúc ở Việt Nam. 

Màu chủ đạo

Màu vàng kem, vàng nhạt, trắng là những gam màu chủ đạo của phong cách Đông Dương. Những màu sắc này luôn mang lại cảm giác thư thái và an toàn. Đặc biệt rất phù hợp cho khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các vật dụng trang trí trong ngôi nhà phong cách Đông Dương được sử dụng các tone màu nóng (tím, cam, đỏ) để làm nổi bật.

Màu vàng kem, vàng nhạt, trắng là những gam màu chủ đạo của phong cách Đông Dương (Ảnh: Sưu tầm)

Vật dụng trang trí

Phong cách Đông Dương sử dụng các vật dụng trang trí phổ biến trong: tượng Phật, bình gốm, các con vật mang lại sự may mắn trong tứ linh, hoa sen, hoa cúc, bồ đề,… Tất cả toát lên vẻ đẹp của văn hoa nên không gian văn hóa Phật giáo truyền thống của đa số người Đông Á thời bấy giờ.

 

Họa tiết hoa văn kết hợp với nội thất được sử dụng linh hoạt (Ảnh: Sưu tầm)

Vật liệu thiết kế

Vật liệu thiết kế của phong cách Đông Dương rất đặc thù nên rất dễ nhận biết. Đó chủ yếu là những vật liệu thân thuộc và gần gũi với đời sống của đa phần người Việt Nam chúng ta thời bấy giờ như tre, gỗ, gạch hoa,….

Gỗ, tre thường được sử dụng trong phong cách nội thất Indochine (Ảnh: Sưu tầm)

Gỗ được sử dụng chủ đạo trong trang trí cửa, sàn, trần, bàn ghế, tủ kệ với đường vân tinh xảo tạo nên nét cổ xưa. Các vật liệu như mây, tre, nứa với ưu điểm bền bỉ và dễ thiết kế nên được sử dụng làm đồ trang trí.

Gạch hoa là thứ không thể thiếu khi nhắc đến phong cách Đông Dương. Thường được sử dụng để lót nền hoặc dán tường đem lại nét thẩm mỹ cao cho không gian.

Họa tiết đặc trưng

Phong cách Đông Dương có những ưa chuộng sử dụng những họa tiết, hoa văn từ thời Đông Sơn. Được cách điệu một cách tinh tế, tỉ mỉ từ hoa lá, hình thể đến văn tự. Tất cả đều làm nổi bật đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam. Hình ảnh tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng là những họa tiết được yêu thích lúc bấy giờ.

Những họa tiết được cách điệu tinh tế, tỉ mỉ (Ảnh: Sưu tầm)

Vật dụng trang trí

Phong cách Đông Dương ưa chuộng những vật dụng trang trí mang hơi hướng tâm linh. Như tượng Phật, bình gốm, các con vật mang lại sự may mắn trong tứ linh, hoa sen, hoa cúc, bồ đề,… Tất cả toát lên một không gian văn hóa đậm màu sắc truyền thống. Phù hợp với đại đa số nhu cầu và thẩm mỹ của người Á Đông lúc thời bấy giờ.

Một số mẫu thiết kế phong cách Đông Dương

Phòng khách

Sự sang trọng trong kiến trúc Pháp được thể hiện rõ nhất ở phòng khách. Với những vật liệu, màu sắc quen thuộc và bình dị. Nét đẹp của phong cách Đông Dương vẫn giữ nguyên nét đẹp văn hóa của Việt Nam.

Phòng ngủ

Phòng ngủ sử dụng gam màu trắng, xanh rêu, đen kết hợp với chất liệu gỗ đem đến cảm giác mát mẻ và ấm cúng. Giúp phòng ngủ của bạn trở nên thư giãn và đẳng cấp hơn.

Phòng bếp

Gạch hoa là điểm nhấn không thể thiếu trong căn bếp mang hơi hướng Đông Dương. Nó được sử dụng để lát nền hoặc tường bếp. Những hoa văn của nền văn hóa Dông Sơn được thể hiện rất chi tiết và tinh tế trong từng men gạch. 

Với những thông tin do AB Concept cung cấp ở bài viết trên về phong cách thiết kế nội thất cổ điển. Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn lựa chọn được mẫu thiết kế nội thất ưng ý. Liên hệ ngay hoặc Đăng ký tại đây nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm các phong cách thiết kế khác tại đây.

Trả lời